Ăn nhiều khoai môn có mập hay không?
Khoai môn là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều người, nhất là những chị em nội trợ thường sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, với những người đang áp dụng ăn kiêng để giảm cân sẽ tránh khỏi thắc mắc ăn khoai môn có mập không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Tugiamcan.com
Giá trị dinh dưỡng của khoai môn
Theo nghiên cứu, khoai môn là loại thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ, chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, phốt pho… Với giá trị dinh dưỡng phong phú như vậy, khoai môn được xếp vào loại thực phẩm nhiều dưỡng chất hơn cả rau xanh cũng như hoa quả.
Ăn khoai môn có mập không?
Với hàm lượng tinh bột dồi dào khiến nhiều người không khỏi lo lắng ăn khoai môn có béo không hay gây tăng cân không? Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn gỡ bỏ thắc mắc này bởi theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trong khẩu phần ăn kiêng của những người đang cần giảm cân nên có sự xuất hiện của khoai môn. Cũng như khoai lang, khoai sọ… khoai tây chứa hàm lượng chất béo cực thấp nên sẽ giúp phái đẹp ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa dưới da.
Ăn khoai môn có giảm cân không – Việc ăn khoai môn còn giúp bạn no lâu, tránh việc nạp nhiều thức ăn khác vào dạ dày nên đây sẽ là một trong những thực phẩm lý tưởng để bạn giảm cân nhanh chóng.
Ngoài ra, một số công dụng tuyệt vời khác của khoai môn có thể kể đến như sau:
Tốt sức khỏe của hệ tiêu hóa
Khoai môn là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ cho cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu, một chén khoai môn luộc tương đương khoảng 132g đã có thể cung cấp 7g chất xơ, chiếm tỷ lệ lên tới 27% tổng lượng chất xơ mà cơ thể cần trong một ngày. Chất xơ không chỉ được biết đến với khả năng làm giảm tối đa nồng độ cholesterol trong máu mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đặc biệt những người bị chứng táo bón nên thường xuyên ăn khoai môn, khoai lang…

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường được các bác sĩ khuyến cáo bổ sung các món ăn từ khoai môn vào thực đơn hàng ngày. Hàm lượng vitamin A cao trong khoai môn sẽ tham gia vào quá trình cân bằng nồng độ đường trong máu giúp bệnh nhân không sợ bị tăng đường huyết.
Hỗ trợ điều trị bệnh thận
Những người mắc các chứng bệnh liên quan đến thận thường có chế độ ăn uống rất khắt khe như kiêng các loại thực phẩm nhiều đường, muối, đạm, chất béo… vì chúng sẽ khiến thận phải hoạt động liên tục. Nếu chức năng thận suy giảm có thể gây đau tức, phù nề, khó thở…
Tuy nhiên, khoai môn là loại thực phẩm đáp ứng được những tiêu chí khắt khe ấy nhờ hàm lượng đường, chất béo cực thấp nhưng vẫn đủ sức cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khuyến cáo của bác sĩ cũng nói rằng, bệnh nhân mắc bệnh thận và đang trong quá trình điều trị nên ăn trung bình từ 200 – 300g khoai môn mỗi ngày là hợp lý.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Việc bổ sung magie bằng cách ăn khoai môn còn là cách giúp làm giảm triệu chứng co rút cơ (chuột rút) ở chân hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Khoáng chất này còn hỗ trợ xương chắc khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch và sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Mỗi ngày, thai phụ nên ăn khoảng 200 – 300g khoai môn còn giúp giữ điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu.
Một số lưu ý khi sử dụng khoai môn
- Khoai môn có thể được biến tấu thành nhiều món ăn ngon nhưng lại đơn giản trong khi thực hiện như luộc, kho, nấu canh, nấu lẩu, cà ri, lagu…
- Khi gọt khoai môn nên loại bỏ các phần bị hỏng, phần mầm nhú vì chúng thường chứa nhiều độc tố có thể khiến bạn bị ngộ độc, buồn ói, nôn mửa…
- Không nên gọt vỏ khoai môn quá dày vì sẽ dễ làm mất đi lớp protein tồn tại phần thịt sát vỏ
- Nếu làn da của bạn dễ dị ứng, tốt nhất nên đeo bao tay khi gọt vỏ để tránh bị ngứa, mẩn đỏ…
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn mọi người đã tìm được câu trả lời cho vấn đề ăn khoai môn có mập không đang được nhiều quan tâm. Chúc chị em luôn vui khỏe mỗi ngày!